Thông tin và những tác dụng của rau diếp cá
Tìm hiểu về rau diếp cá. Những tác dụng và cách sử dụng trong đời sống.
Những thông tin liên quan đến sức khỏe và các bài thuốc chỉ có giá trị tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thấy thuốc trước khi sử dụng.
Thông tin chung
Rau diếp cá là 1 loại cỏ mọc quanh năm nơi ẩm ướt. Đây là 1 loài thực vật của Châu Á vì không thấy xuất hiện ở các lục địa khác, phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Rau diếp cá còn có các tên gọi khác như rau giấp cá, dấp cá. Tên trong tiếng Hán là "ngư tinh thảo" nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Trong các sách Trung Quốc còn liệt kê 1 số tên gọi khác như "trấp thái", "trấp thảo", "tử trấp". Từ chữ "trấp" người Việt đọc lái thành "giấp" theo luật biến âm "tr" thành âm "gi" (ví dụ: trời thành giời, tro thành gio...).
Rau diếp cá tiếng anh là Fish mint. Tên khác là Heartleaf, Chameleon plant. Danh pháp khoa học: Houttuynia cordata.
Diếp cá có vị tanh tanh, chua chua rất khó ăn với những ai chưa quen, được dùng phổ biến như 1 loại rau sống trong ẩm thực ở 1 số nước, dùng làm nguyên liệu cho các bài thuốc chữa được nhiều bệnh và mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Tác dụng của rau diếp cá
Tổng hợp từ Wikipedia cùng các trang mạng uy tín về sức khỏe, rau diếp cá có những tác dụng chính sau. Nắm được những tác dụng này bạn sẽ biết nên sử dụng rau diếp cá khi nào và phục vụ cho mục đích gì.
1. Tính mát và thanh nhiệt
Diếp cá có tính mát giúp giải nhiệt hiệu quả, tốt cho những ai bị nóng trong. Uống nước ép rau diếp cá giúp mát gan và thanh nhiệt cơ thể.
Cùng với đó là tác dụng kháng viêm, cầm máu. Người bị mụn nhọt, vết thương da lở có thể vò nát lá diếp cá, đắp vào vết thương rồi băng lại.
2. Tác dụng chữa bệnh trĩ
Đây là tác dụng lớn nhất và hiệu quả nhất với những người mắc bệnh trĩ, lòi dom ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này người bệnh có những triệu chứng như đau, ngứa vùng hậu môn, chảy máu khi đại tiện, tiết dịch và ướt viêm quanh hậu môn.
Dùng rau diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước và xông hậu môn khoảng 10 phút rồi ngâm và rửa hậu môn khi nước đang còn nóng.
Nếu phơi, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để diếp cá không quá khô làm mất đi các hoạt chất. Cách khác, lấy lá diếp cá tươi đem xay lọc lấy nước uống kết hợp dùng bã đắp vào chỗ đau rồi băng lại.
Ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần 50g lá tươi trong 3 tháng.
Người khỏe mạnh thường xuyên ăn rau diếp cá giúp nhuận tràng ngừa táo bón vốn là căn nguyên của bệnh trĩ.
3. Lợi tiểu, trị đái buốt
Nhờ hàm lượng Quercitrin và isoquercitrin có trong diếp cá. Những ai bị đái buốt có thể xay hoặc vò nát 20-50g rau diếp cá + 40-50g mã đề tươi chắt lấy nước uống 7-10 ngày, mỗi ngày 1-3 lần.
4. Chữa viêm tai giữa
Sắc 20g lá diếp cá khô, 10g táo đỏ với 600ml nước còn 200ml để uống trong ngày chia 3 lần có thể trị viêm tai giữa. Tuy nhiên bệnh viêm tai giữa (đặc biệt là ở trẻ em) là 1 bệnh rất nan giải, nhất là khi bệnh đã trở thành mãn tính. Tùy từng cơ địa, có nhiều trường hợp điều trị không hiệu quả hoặc dễ tái phát.
5. Chữa táo bón, viêm ruột, kiết lỵ
Sao khô 10g lá diếp cá rồi hãm 10 phút với nước sôi, uống thay nước lọc trong ngày trong 5-10 ngày giúp trị bệnh táo bón.
Lấy 50g rau diếp cá tươi sắc lấy nước uống 4-6 ngày, ngày 2-3 lần trước bữa ăn sẽ khỏi viêm ruột, kiết lỵ.
6. Chữa viêm phổi
Theo Vnexpress, nhiều bài thuốc từ rau diếp cá có thể trị được các bệnh về phổi như: lao phổi ra máu, khạc ra đờm hôi, dùng cho người viêm phế quản, sốt ho nhiều đờm, áp xe phổi, viêm phế quản do nóng... Xem chi tiết tại đây.
7. Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh
Trực khuẩn mủ xanh là 1 loại vi khuẩn nguy hiểm, chúng gây ra nhiều loại nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi... gây nhiễm trùng huyết. Nhờ tác dụng khác khuẩn, kháng viêm, chống nhiễm trùng của rau diếp cá bệnh đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh có thể điều trị bằng cách dùng lá diếp cá tươi, tráng qua nước sôi, nghiền nhỏ rồi ép vào 2 miếng gạc, đắp vào những chô bầm dập và trên mí mắt khi đi ngủ. Dùng trong 3-5 ngày.
8. Tác dụng của rau diếp cá đối với phụ nữ
Mẹ sau sinh bị sung tắc tia sữa, viêm tuyến vú/sữa có thể dùng diếp cá khô cùng táo đỏ sắc lấy nước uống trong 3-5 ngày. Xem chi tiết trên Wikipedia.
Giã 40g diếp cá tươi, 30g ngải cứu chắt lấy nước uống giúp điều hòa kinh nguyệt. Uống 2 lần/ngày, trong 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Người bị viêm âm đạo có thể dùng 20g diếp cá, 10g bồ kết, 1 củ tỏi. Cho vào nồi đun sôi thật kỹ với 1 lít nước dùng để xông hơi nóng vào chỗ đau sau đó ngâm và rửa chỗ đau. Ngày 1 lần trong 7 ngày.
9. Công dụng trong làm đẹp
Sử dụng rau diếp cá thường xuyên bằng bất kỳ cách thức nào (ăn sóng, sắc lấy nước uống...) sẽ giúp da mịn màng và săn chắc hơn, hiện tượng bã nhờn trên da cũng giảm giúp da khô thoáng.
Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên nếu ăn được rau diếp cá sẽ hạn chế mụn nhọt, rôm sảy.
Tóm lại, rau diếp cá có tác dụng làm mát và giải nhiệt cơ thể, giúp da mịn màng, giảm bã nhờn và mụn nhọt, lợi tiểu, chữa táo bón. Công dụng chữa các bệnh nghiêm trọng hơn như trĩ, viêm tai giữa, viêm phổi, đau mắt đỏ cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Ứng dụng
Các sản phẩm từ diếp cá
Trà diếp cá
Trên thị trường cũng bán nhiều loại trà diếp cá như trà diếp cá Dokudami Orihiro Nhật Bản. Dùng để pha hãm uống trong ngày.
Nước hoa hồng mamonde diếp cá
Là 1 loại mỹ phẩm chăm sóc da dành cho chị em phụ nữ, thích hợp với những người da dầu và có mụn.
Trong nấu ăn
Làm rau sống
Trong nấu ăn rau diếp cá thường được dùng như 1 loại rau sống ăn kèm với các món như:
Làm nước ép, sinh tố
Uống nước ép hay sinh tố rau diếp cá rất tốt cho sức khỏe. Giúp bạn có được làn da mịn màng, giảm chất nhờn cho da dầu, hạn chế mụn nhọt. Ngoài ra còn thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, trị táo bón rất tốt.
Bạn có thể làm nước ép nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, táo... để tăng độ ngọt, giảm vị tanh nếu chưa uống quen.
Phôi khô để hãm
Rau diếp cá tươi rửa sạch, phơi khô hoặc sao khô rồi hãm uống thay trà.